Nói về tính phản chiến trong Sông Đông êm đềm của Sô lô khốp. Sông Đông êm đềm là một tác phẩm đồ sộ của nhà văn Sô lô khốp viết về những người dân bên bờ sông Đông cụ thể là nhân vật chính Grigory cũng như chặng đường dài mà những người nông dân Nga đã trải qua từ thế chiến thứ nhất rồi nội chiến giữa các phe sau cách mạng tháng 10 Nga. Nhân vật Grigory được tác giả khắc họa là một chàng thanh niên Cô dắc lỡ đem lòng yêu vợ của anh hàng xóm kế bên tên cô ấy là Acxinhia sau đó để ngăn cản tình yêu này gia đình bắt anh ta lấy Natalia nhưng không ngờ vẫn chứng nào tật ấy không thay đổi. Có thể đọc tới đây nhiều người sẽ khó chịu cũng như ghét nhân vật này một tên đàn ông trăng hoa thì có gì nổi bật mà phải chú trọng nhưng sự kiện tiếp anh ta đầu quân đi lính khi chiến tranh nổ ra đã thực sự làm thay đổi cả cuộc đời nhân vật ấy. Cuộc chiến nổ ra anh ta đầu quân đi chống lại quân Áo và Đức trong những năm đầu .Ngay từ khi khám sức khỏe anh ấy đã nhận ra sự khinh thường những người nông dân quên anh qua lời nói và hành động của những người có chức sắc trong quân đội .Nhưng đó chỉ là dấu hiệu đầu tiên mà thôi. Sau đó khi ra trận anh học cách chém giết nhìn thấy những xác người chết ngổn ngang những cái xác không hoàn chỉnh không đầu chẳng tay chân rồi những bức thư tình dang dở trong quân phục anh nhận ra cuộc chiến này thật tàn khốc và biết đâu sau này anh cũng giống như những cái xác mà anh nhìn thấy thì sao. Người đầu tiên bị giết chết khiến anh trở nên dằn vặt sau đó anh có một chiến công là cứu được Trung tá bị thương được trao huân chương nhưng anh cũng nhận ra cuộc chiến này tàn bạo vô nghĩa và sẽ bao lâu nữa thì kết thúc hay cứ dai dẳng mãi. Bao nhiêu bạn bè của anh đã ngã xuống bị chém bị bắn nghĩ tới anh thấy số phận mình liệu có thoát được không.
Cách mạng tháng Mười nổ ra, quân Nga ký hiệp ước với Đức để rút chân khỏi cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc hao người tốn của, để rồi bước vào cuộc nội chiến cũng đẫm máu không kém. Grigory bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét chiến tranh nhưng vó ngựa Grigory vẫn phải phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu bởi nếu chàng không chiến đấu thì chỉ còn đường chết mà thôi. Huân chương thì có là gì khi một mai biết đâu anh chết mà chẳng được nhìn thấy quê hương lần cuối. Khi cuộc chiến nổ ra tác gả đã miêu tả vô cùng chi tiết những số phận nhỏ nhoi những cô bé cậu bé mồ côi cha mẹ ,anh nhớ tới hai đứa con anh ở nhà chúng rồi sẽ ra sao nếu anh bị chết ai sẽ chăm sóc chúng. Những ngôi nhà xóm làng bị đốt ,những người bị hiếp giết những của cải bị cướp đi mà người ta chỉ nói :Nếu sau này bên kia thắng họ cũng làm vậy ấy mà .
Khác với Thép đã tôi thế đấy hay Người mẹ những nhân vật tìm thấy cho mình con đường riêng thì Griogy của Sông Đông chả mong mỏi gì chiến tranh bên nào cũng thế cũng chém giết đầu rơi máu chảy anh chỉ mong dừng lại bên nào thắng anh cũng không quan tâm ,anh muốn về nhà về làm chàng thanh niên Cô dắc với vợ con sáng tối đồng ruộng rồi hát ca ,Đảng phái chính trị ư đó là thứ anh không quan tâm nữa rồi.
Cảnh cuối cùng trong tác phẩm khiến tôi sợ hãi và buồn anh vứt bỏ hết vũ khí xuống dòng sông không muốn mang bên mình những thứ chém giết nhuốm máu bao người ấy nữa. Khi đọc tác phẩm tôi cũng hiểu hơn vì sao nó gây tranh cãi không chỉ vì nghi ngờ ai mới là cha đẻ của tác phẩm mà cả vì tính phản chiến mà nó đã vạch ra.
